Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

Kỹ thuật trồng mộc nhĩ

Top of Form
Hướng dẫn trồng nấm mộc nhĩ
Cùng tham khảo những hướng dẫn trồng nấm mộc nhĩ nhé. Trồng mộc nhĩ lại quá dễ, đó là một công việc đơn giản. Ngay người già hoặc trẻ em đều có thể thực hiện mọi khâu. Mộc nhĩ lại là mặt hàng không lo ế, bảo quản ở dạng khô nên giữ lâu cũng được.

Kỹ Thuật Trồng Mộc Nhĩ
Mộc nhĩ còn có nhiều loại khác nhau: Loại cánh mỏng (Auricularia auricula), loại cánh dày (Auricularia polytricha) … Chúng chính là một loại nấm ăn mọc phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.
. 1. Đặc tính sinh học của mộc nhĩ.
               Mộc nhĩ còn có nhiều loại khác nhau: Loại cánh mỏng (Auricularia auricula), loại cánh dày (Auricularia polytricha) … Chúng chính là một loại nấm ăn mọc phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.
               Mọi người hay gọi là cây nấm. Thực tế, nấm không có thân, rễ, lá. Cơ thể của chúng là những sợi màu trắng len lỏi trong rơm rạ, trong thân gỗ… Phần mà chúng ta thường nhìn thấy được gọi là “cây nấm” thì chính là quả thể của nấm. Nó tương đương với hoa ở các loài thực vật thượng đẳng. Trong quả thể có bào tử, các bào tử tường đương với hạt ở cây thượng đẳng. Thế còn thân, rễ, lá của chúng ở đâu? Chúng chính là những sợi màu trắng mọc chằng chịt giữa thân cây gỗ hoặc giữa đống rơm.
               Hàng năm, vào đầu mùa mưa, mộc nhĩ phát triển mạnh. Bạn đi rừng thường hay gặp những đám mộc nhĩ mọc dày trên thân các cây gỗ. Nó thường có màu từ nâu nhạt tới nây sẫm. Khi già nó phát tán bào tử. Bào tử là những hạt màu trắng rất nhỏ. Hàng triệu bào tử bay ra, tạo thành một lớp khói bụi mờ mờ. Chúng bay theo gió và sà xuống mọi nơi. Nếu bào tử nào gặp điều kiện thuận lợi lại tiếp tục phát triển thành cây mộc nhĩ mới.
               Cánh mộc nhĩ chính là một khối keo. Tuỳ thuộc vào độ ngâm nước mà ở dạng khô hoặc ở trạng thái trương lên (như khi còn tươi hoặc khi ngâm trong nước). Hai trạng thái này có thể chuyển đổi nhau.
               Ví dụ: Khi bạn đã lỡ ngâm mộc nhĩ nhưng lại không dùng tới, bạn có thể vớt ra, đem phơi khô để giữ lại như thường. Nó sẽ trở lại trạng thái cũ.
               Đặc biệt ở mộc nhĩ có hệ xenlulôaza rất khoẻ. Nhờ đặc tình này mà chúng ta phát triển tốt trên các nguyên liệu giàu chất xenlulô, licnhin. Như vậy, mộc nhĩ có thể trồng trên mùn cưa, thân cây gỗ, vỏ dừa, lõi ngô, rơm rạ.
               Mộc nhĩ không chỉ là một loại thực phẩm quý mà còn là một loại dược liệu. Người ta cho biết, nó có thể tham gia chữa các bệnh bướu cổ, máu xấu, nóng trong, tóc bạc sớm…
               Các yếu tố của môi trường ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển của mộc nhĩ như: Nhiệt độ, độ ẩm, chiếu sáng, dộ pH…
               Nhiệt độ thích hợp nhất để mộc nhĩ phát triển là từ 28-320C. Khi nhiệt độ lên 350C hoặc xuống dưới 150C thì mộc nhĩ phát triển kém và cho năng suất thấp. Nhiệt độ không khí cao hơn 320C chúng ta thường quan sát thấy mộc nhĩ mọc thưa và cánh mỏng cây nhỏ và lông rất dài. Vì vậy, phải hết sức chu ý tới việc đảm bảo nhiệt độ để nuôi trồng mộc nhĩ.
Tránh trồng mộc nhĩ vào những ngày mùa mà nhiệt độ không phù hợp.
               Đối với độ ẩm trong cơ chất trồng mộc nhĩ (ví dụ như trong thân cây gỗ, trong mùn cưa đã đóng bánh, trong rơm…) thì nên giữ khoảng 60-65%. Khô quá hoặc ẩm quá đều không tốt. Còn độ ẩm không khí của khu vực nuôi trồng mộc nhĩ thì tốt nhất giữ ở mức 90-95%.
               Trong giai đoạn đầu của quá trình trồng mộc nhĩ, tức là giai đoạn phát triển sợi trong cơ chất, ta cần đảm bảo không khí thông thoáng, tránh giữ chúng trong những nơi kín mít, bí hơi. Tới giai đoạn mọc thành cây thì chúng ta giữ cho độ thoáng ở mức vừa phải. Nếu để cho thông khí mạnh sẽ làm cho mộc nhĩ phát triển chậm, cánh mỏng, thậm chí có thể chết.
               Mộc nhĩ không có khả năng quang hợp như cây xanh. Tuy nhiên, trong các giai đoạn khác nhau cũng cần điều chỉnh chế độ chiếu sáng cho phù hợp với sự phát triển của nó. Thời kỳ ủ sợi, ta cần để chúng trong bóng tối. Điều kiện tối sẽ tăng cường sự phát triển của màng. Tới giai đoạn cây mộc nhĩ mọc ra, ta nâng dần độ chiếu sáng để kích thích quá trình tạo cây mộc nhĩ. Tới khi mộc nhĩ đã mọc mạnh, ta giữ mức sáng ở ngưỡng trong phòng có mở cửa, chỉ nên giữ ở mức đó. Nếu cường độ ánh sáng quá mạnh thì mộc nhĩ sẽ có màu trắng nhạt và mọc kém. Vì vậy, ta có thể nhìn màu của cánh mộc nhĩ để điều chỉnh độ chiếu sáng cho thích hợp. Khi cánh mộc nhĩ có màu hồng thịt là tốt nhất.
               Môi trường thích hợp cho mộc nhĩ mọc có pH từ 4 - 12, như vậy là qúa rộng. Ở giai đoạn đầu - giai đoạn ủ sợi nó cần môi trường axit yếu. Tới giai đoạn mộc nhĩ mọc ra thì nó ưa môi trường từ trung tính tới kiềm yếu. Yếu tố này không có tính chất quyết định nhưng nó góp phần vào việc tạo ra năng suất cho mộc nhĩ.
               Mộc nhĩ có khả năng phát triển tốt trên rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau, ví dụ như: các loại cây gỗ (thường là các gỗ mềm, có nhựa mũ màu trắng, không có tinh dầu, không độc), mùn cưa, vỏ lạc, trấu, rơm rạ… Chính nhờ hệ men xenlulôaza rất khoẻ có trong mộc nhĩ mà chúng có thể sử dụng nguồn hydrat cacbon dồi dào có trong các chất trên. Nó đã chuyển chúng từ dạng khó tiêu sang dạng dễ tiêu mà mộc nhĩ có khả năng hấp thụ được.
2. Trồng mộc nhĩ trên mùn cưa
a) Xử lý nguyên liệu
* Tiêu chuẩn nguyên liệu:
               - Ta có thể trồng mộc nhĩ trên các loại mùn cưa khác nhau. Tuy nhiên không dùng mùn cưa đã bị mốc, mùn cưa các loại cây có tinh dầu hoặc các loại cây gỗ cứng. Tốt nhất là mùn cưa cây cao su hoặc mùn cưa bồ đề. Và mùn cưa các loại gỗ trồng mộc nhĩ nghiền hoặc xẻ trên thân cây gỗ trồng mộc nhĩ.
               - Mùn cưa mới dùng ngay là tốt nhất. Nếu dùng dần phải phơi khô hoặc đóng bao rải mỏng trên nền kho sạch tránh để lên men hoặc bị ẩm, mốc gây mùn hoá làm mất chất dinh dưỡng.

* Tạo ẩm, phối trộn nguyên liệu, đóng túi.
               Tạo ẩm mùn cưa bằng nước sạch, ủ thành đống, che đậy bằng nilon để mùn cưa ngấm đủ nước và trương nở các tế bào gỗ. Sau 24h tiến hành phối trộn nguyên liệu theo tỷ lệ:
               - Mùn cưa đã tạo ẩm            :100kg
               - Bột nhẹ CaCO3                   : 1kg
               - Hoặc vôi bột                       : 0,5kg
               Trộn thật đều nguyên liệu với bột nhẹ hoặc vôi bột, kiểm tra độ ẩm đạt 65%, ủ đống 2-3 ngày sau đó tiến hành đóng túi nilon (loại túi PP), kích thước: 19cm ´ 37cm. Túi có hình dáng một khúc gỗ cao 20-22cm, có cổ nút và nút bông. Nếu cấy giống bằng que sắn phải dùi một lỗ ở giữa.
b) Hấp khử trùng túi mùn cưa.
               - Sau khi đóng túi phải hấp khử trùng túi mùn cưa. Phương pháp đơn giản nhất là hấp cách thuỷ trong thùng phuy. Thời gian 10-12 giờ, nhiệt độ trong túi mùn cưa đạt từ 95-1000C.
               - Nếu nồi áp suất (autoclave) hấp ở nhiệt độ 120-1250C trong thời gian 120-150 phút.
               - Để triển khai sản xuất lớn, tiện lợi, rẻ tiền và có hiệu quả, ta dùng phương pháp hấp trong hơi nước bão hoà, thời gian từ 9-10 giờ bằng cách xây lò.
               - Mỗi mẻ hấp từ 600-800 túi mùn cưa, tuỳ theo thể tích của buồng hấp nhỏ hay lớn.
c) Cấy giống và ươm túi mùn cưa
               - Sau khi đã hấp chuyển túi mùn cưa ra phòng cấy giống, để nguội rồi tiến hành cấy giống:
               + Cách 1: Nếu sử dung giống trên hạt ta dùng que sắt khều giống từ trong lọ thuỷ tinhn hoặc túi nilon sang túi mùn cưa lắc đều lên trên bề mặt túi. Tỷ lệ giống cấy 1,2% so với trọng lượng túi mùn cưa. Có nghĩa là cứ một túi mùn cưa có trọng lượng 1,2-1,4kg ta cấy 12-15g giống nấm (một chai giống cấy 30-40 túi).
               + Cách 2: Nếu dùng giống mộc nhĩ cấy làm trên que gỗ ta dùng panh vô trùng kẹp nhẹ từng que giống chuyển sang các lỗ cấy giống đã dùi từ trước trong túi mùn cưa. Mỗi túi mùn cưa lấy một que giống, đầu trên của que giống sát với lề mặt túi mùn cưa là vừ phải.
               Qúa trình cấy giống phải làm trong phòng kín, sạch sẽ và thao tác trên ngọn lửa đèn cồn.
               Sau khi cấy giống ta nút miệng túi bằng nút bông và chuyển vào phòng ươm sợi. Nơi ươm sợi tốt nhất là một phòng sạch sẽ, có hệ thống cửa ra vào và có giàn nhiều tầng để tăng diện tích sử dụng, có thể làm 4-5 tầng trên một giàn và mỗi tầng cách nhau 50cm. Kiểu giàn như giàn giữ giống khoai tây. Nhiệt độ phòng ươm sợi thích hợp nhất là 25-300C. Không cần ánh sáng.
               Thời gian ươm sợi kéo dài từ 20-25 ngày. Ta sẽ thấy các sợi nấm màu trắng lan dần từ trên xuống hoặc từ trong ra. Tới khi nào sợi nấm lan gần kín đáy, trông túi mùn cưa có màu trắng như sợi bông là đạt yêu cầu.
d) Rạch túi (rạch bịch) và chăm sóc, thu hái.
               - Khi mộc nhĩ bắt đầu mọc, ta chuyển chúng sang khu vực chăm sóc: có thể xếp trong nhà lán trại hoặc làm giàn treo
               - Để tận dụng diện tích và khoảng không người ta dùng dây để treo các túi mùn cưa, mỗi dây treo được 7 - 8 túi có độ cao 1,5 - 1,6m. Mỗi mét vuông treo được 25 dây. Cách treo và bố trí làm sao để thuận tiện cho việc tưới nước, vệ sinh, chăm sóc và thu hái, không mở miệng túi nilon để nước tưới vào trong gây sũng nước và bị thối rửa sợi nấm.
               Khi mộc nhĩ bắt đầu mọc, ta phải tưới nước và tưới liên tục. Mỗi ngày tưới 2-3 lần. Cách tưới tốt nhất là dùng bình bơm và phun sương lên mặt túi. Hạt nước nhỏ, đều sẽ tạo ẩm cho cả khu vực và ngấm dần qua vết rạch để vào túi. Lượng nước tưới nhiều hay ít phụ thuộc vào thời tiết và khả năng ra nấm. Về nguyên tắc, trời nắng nóng thì nấm ra nhiều. Lúc đó phải tưới thường xuyên hơn. Ngược lại, trong điều kiện không thuận lợi, nấm ra thưa, việc tưới nước cần vừa phải.
               Nước tưới yêu cầu phải là nước sạch, nếu là nước máy phải để bay hết mùi clo. Chăm sóc tốt sau vài ngày mộc nhĩ sẽ đạt kích thước đủ lớn ta tiến hành thu hái. Khi hái ta hái cả cụm rồi tách ra từng cây riêng biệt. Cách làm nhẹ nhàng tránh dập nát cánh mộc nhĩ. Đem mộc nhĩ rửa và cắt sạch phần gốc có bám mùn cưa. Khi phơi nên phơi trên giàn bằng tre, nứa để mộc nhĩ khô dần, đẹp mã. Trong nhân dân có kinh nghiệm: muốn cho cánh mộc nhĩ có màu nâu hồng hấp dẫn không bị đen thì sau khi rửa sạch ta ngâm chúng vào chậu nước với một ít mảnh vỏ quýt, vỏ cam. Ngâm khoảng một đêm, hôm sau vớt ra, phơi khô ta sẽ được mặt hàng mộc nhĩ đẹp và có giá trị hơn.
               - Khu vực nhà nuôi trồng cần kín gió nhưng cũng cần có ánh sáng nhẹ như trong phòng có cửa kính là vừa. Dù treo hoặc xếp các túi mùn cưa trên giàn giá, luôn phải giữ độ ẩm trong phòng đạt trên 80% để mộc nhĩ không bị khô héo. Giai đoạn thu hoạch kéo dài 30 - 45 ngày. Khoảng 20 ngày thu hái một lứa. Khi kết thúc một đợt phải dọn sạch các túi mùn cưa và làm vệ sinh khu vực nuôi trồng.
e) Một số sâu bệnh hại mộc nhĩ và cách phòng chống.
               - Trong quá trình trồng mộc nhĩ trên túi mùn cưa thường xuất hiện một số bệnh như mốc xanh, mốc vàng hoa cau, mốc đen. Các loại mốc này phát triển đồng thời với sợi nấm, chúng có thể làm chết hoàn toàn sợi nấm.
               Nấm mực cũng hay xuất hiện. Chúng mọc ngay trong túi nilon  và cạnh tranh chất dinh dưỡng của nấm mộc nhĩ.
               Nguyên nhân bị các bệnh này chủ yếu do ta chọn và xử lý nhiệt cho nguyên liệu chưa đảm bảo. Ngoài ra nếu độ ẩm trong túi   quá cao cũng dễ bị bệnh.
               Để phòng chống các loại bệnh trên ta phải hết sức coi trọng khâu xử lý nguyên liệu, hấp khử trùng, phòng khử trủng phải vệ sinh thường xuyên và giữ cho thoáng mát. Nếu thấy bệnh xuất hiện ngay lập tức phải cách ly chúng ra khỏi khu vức nuôi trồng, nhất là trong giai đoạn ươm túi để tránh lây lan, chế độ tưới nước phải tuân thủ các điều kiện đã nêu ở trên.
f. Xử lý phế thải sau khi thu hoạch hết mộc nhĩ để trồng nấm rơm hoặc phân bón.
               - Khi ta đã thu hết mộc nhĩ, chuyển các túi mùn cưa tập trung gọn lại. lột bỏ lớp nilon, phối trộn thêm 15-20kg vôi bột/1tấn, ủ đống 10-15 ngày, đảo lại và đem nguyên liệu này để trồng nấm rơm. Cách trồng tương tự như trồng nấm rơm trên rơm rạ.
               - Nếu không dùng phế thải trên để trồng nấm rơm cần tiếp tục ủ thêm 15-20 ngày nữa sau đó mới sử dụng làm phân bón cho cây trồng Lượng bón tương đương với phân chuồng loại tốt.
3. Trồng mộc nhĩ trên thân cây gỗ.
a. Chọn gỗ và nhà xưởng.
               Có rất nhiều loại gỗ có thể trồng mộc nhĩ. Tuy nhiên, các loại gỗ có mũ màu trắng, thân gỗ mềm xốp, không độc, không có tinh dầu thì có thể trồng mộc nhĩ tốt. Chúng là những đối tượng rất quen thuộc như:  sung, vả, mít, ngái, bồ đề, đa búp đỏ, si, dâu da xoan, so đũa, cao su, sau sau… Thậm chí thân cau, thân dừa, cũng trồng mộc nhĩ được. Điều cần lưu ý là trồng trên cây tươi. Tốt nhất là sau khi chặt cây đô 5-7 ngày thì ta cấy giống. Không cấy giống lên cây đã khô. Các đoạn thân có đường kính từ 5cm trở lên đến cả các gốc thân đều có thể dùng làm giá thể để nuôi trồng mộc nhĩ. Ta cắt chúng thành từng đoạn. Tốt nhất là các đoạn có độ dài 1,2-1,5m và có đường kính từ 10-20cm.
               Các đoạn gỗ trên được đưa vào những nơi tập trung: đó có thể là các nhà xưởng cũ, các phòng bỏ không, các ngăn chuồng trại tạm thời chưa dùng tới… Thậm chí có thể dựng tạm các lán trại dưới các tán cây lớn để che được mưa, nắng, kín gió và nền sạch sẽ, dễ thoát nước. Nơi đó cũng gần nguồn nước và tiện đường giao thông để vận chuyển. Ở vùng trung du và miền núi, chúng ta có thể tận dụng các hang đá hoặc dựa vào sườn đồi, sườn gò để đào các hầm. Các hào này đào sâu độ 60 - 80cm và vát ra ngoài khoảng 100cm. Phía trên ta lợp bằng tre nứa, rơm rạ, cỏ tranh… kiểu này được nhiều nơi áp dụng.
b. Dụng cụ và giống.
               Để trồng mộc nhĩ trên cây gỗ, dứt khoát phải có loại búa chuyên dụng để tạo lỗ trên thân cây. Có người dùng khoan, dùng đục để thay thế búa nhưng vất vả gấp nhiều lần.
               Loại búa này, ở phần đầu có mũi khoan và có đường thông để phơi gỗ bật ra ngoài. Đường kính của mũi khoan từ 1,5-2cm. Dùng búa chuyên dùng vừa nhẹ nhàng, dễ dàng hiệu suất cao mà lại đảm bảo.
               Ngoài ra, chúng ta còn phải chuẩn bị có sẵn bình tưới nước hoặc phun nước, một số bao tải gai hoặc chiếu cũ đã được giặt sạch, phơi khô để làm vật che phủ đống ủ.
               Giống nấm cần chuẩn bị thật chu đáo. Không dùng giống già quá hoặc non quá. Giống già là giống đã ra mộc nhĩ ngay ở trông chai hoặc túi nilon đựng giống. Giống non là giống chưa ăn kín xuống dưới. Nếu có hiện tượng nhiễu tạp các loại nấm và mốc khác thì giống cũng không tốt. Ta thấy chai giống trắng đều từ trên xuống dưới là tốt. Khâu giống là khâu cực kỳ quan trọng, nó quyết định thành, bại của việc nuôi trồng mộc nhĩ. Vì vậy, cần mua giống ở những cơ sở đã có nhiều kinh nghiệm và đáng tin cậy, tránh mua giống lung tung.
               Việc tính toán thời gian khai thác gỗ và sử dụng giống phải thật ăn khớp để tránh tình trạng gỗ đã chặt mà chưa có giống hoặc ngược lại. Chúng ta cần phải biết rằng, để sản xuất giống cần ít nhất một tháng. Do đó phải hợp đồng thật cụ thể.
c. Cách trồng.
               Cây gỗ sau khi chặt được cắt thành từng đoạn 1,2-1,5m. Nhúng hai đầu đoạn gỗ vào dung dịch nước vôi đặc để ngăn chặn mốc bệnh phát triển. Các chỗ xây xát cũng bôi nước vôi. Ta loại bỏ các đoạn gỗ đã bị nấm mốc hoặc sâu bệnh đã phá bên trong, chất gỗ khoảng một tuần lễ để gỗ chảy bớt nhựa.
               Dùng búa hoặc các dụng cụ đã giới thiệu ở trên để tạo lỗ trong thân cây gỗ. Mỗi lỗ cách nhau 12-15cm sâu độ 2,0-2,5cm. Các hàng lỗ cách nhau 7-8cm nên so le. Lưu ý các lỗ cần cách mép đoạn gỗ 5-7cm. Ta nhặt các phoi gỗ bật ra và cất đi một chỗ, sau này ta còn dùng đến chúng.
               Tra giống vào trong các lỗ. Mỗi lỗ cho khoảng 2/3 chiều sâu (lượng giống ở trong mỗi lỗ bằng 2/3 hạt ngô). Ta dùng các phoi gỗ đậy lên và bạn có thể hoà xi măng đặc vừa phải (như kiểu bột trẻ em), quét lên các mặt lỗ đã được lấp kín bởi phôi gỗ. Làm như vậy để tránh các loại nấm, mốc khác xâm nhập vào trong cây. Mặt khác, ngăn không cho kiến đào, bới, cũng cần dùng đất sét mới khai thác miết vào miệng lỗ. Cách làm này đơn giản, rẻ tiền.
               Sau khi tra giống ta xếp vào nhà ươm. Kê gạch để gỗ cách nền độ 15-20cm và xếp theo hình khối cao tới 1,5m, còn dài tuỳ ý. Trên cùng ta phủ các bao tải hoặc chiếu cũ đã chuẩn bị từ trước và được làm ướt. Nhiệm vụ hàng ngày lúc này là tưới đủ ẩm lớp bao tải phủ ngoài đống ủ. Lưu ý tránh tưới nhiều nước làm cho chúng ngấm xuống đống ủ và thấm vào cây gỗ, làm giống chết do sũng nước trong các lỗ. Khoảng 15-20 ngày ta đảo lại đống ủ cho đều và kiểm tra xem giống mộc nhĩ có mọc loang ra hay không. Kiểm tra bằng cách lấy một cây trong đống ủ rồi cưa ngang qua một lỗ. Nếu thấy sợi nấm ăn trắng vào thân gỗ là được. Ngược lại, nếu thấy chúng có màu đen là giống đã chết. Những cây gỗ có nấm mộc nhĩ mọc tốt được xếp lại và ủ tiếp 15-20 ngày nữa. Sau giai đoạn này nấm bắt đầu mọc ra.
               Khi mộc nhĩ mọc, chúng sẽ phát triển khắp xung quanh thân gỗ vì giống đã mọc loang khắp nơi. Cây con mọc lên đốm trắng, chi chít và sần sùi như da cóc. Ta chuyển các đoạn gỗ này ra khu vực khác, lưu ý để nơi tiện việc tưới nước, chăm sóc, thu hái.
               Việc thu hái tiến hành bình thường như trong tự nhiên, chọn những cây to, mép xoăn (biểu hiện đã già) ta hái trước. Những cây nhỏ để lại, chúng sẽ lớn dần lên. Quá trình thu hái kéo dài khoảng 6-8 tháng liên tục.
               Suốt giai đoạn này vẫn phải tưới nước thường xuyên, tuỳ thời tiết nóng, nắng nhiều hay ít mà ta điều chỉnh lượng nước tưới cho gỗ. Mặt khác, theo dõi lượng mộc nhĩ mọc nhiều hay ít  cũng là một yếu tố quan trọng để xác định lượng nước tưới cho cây gỗ.
               Cứ khoảng 15-20 ngày ta tiến hành đảo gỗ một lần. Đảo đều đều trên xuống dưới, đầu dưới lên trên, đảo trong ra ngoài, ngoài vào trong… Làm sao độ ẩm đồng đều cho mọi phía khúc gỗ và cả đống gỗ. Cần điều chỉnh ánh sáng sao cho cây mộc nhĩ có màu nâu sẫm là tốt nhất (xem phần đặc tính sinh học của mộc nhĩ). Thường xuyên làm vệ sinh sạch sẽ nền nhà và khu vực xung quanh nơi chất gỗ. Nguồn nước tưới hàng ngày phải dùng nước sạch, nếu dùng nước bẩn để tưới sẽ phát si bệnh tật hại nấm.
d. Thời vụ nuôi trồng.
               Do đặc tính của mộc nhĩ ưa ẩm và nóng nên hàng năm, thời kỳ tốt nhất có thể trồng là cuối tháng 4 đến tháng 7 dương lịch (đối với các tỉnh phía Bắc). Ở các tỉnh phía Nam thì có thể trồng mộc nhĩ quanh năm.
               Năng suất bình quân hiện nay là: 1m3 gỗ cho thu hoạch từ 20-25kg mộc nhĩ khô. Khi kết thúc vụ nuôi trồng ta có thể tận dụng lại số gỗ để làm củi đun. Một số nơi còn xếp gọn lại, vụ sau mang ra tiếp tục tưới nước để tận thu 1 năm nữa.
đ. Các loại sâu bệnh.
               Trồng mộc nhĩ ít có sâu bệnh hoặc có nhưng ảnh hưởng của nó không lớn. Tuy nhiên, cũng cần chú ý tới một số kẻ thù sau đây: vào thời kỳ đầu khi chúng ta ươm gỗ thường có kiến, chuột hay đến “thăm viếng”! Vì giống mộc nhĩ có cơ chất hấp dẫn đối với chúng nên chúng tìm cách đào bới các lỗ để moi giống nấm ra ăn.
               Do đó cần tìm cách xua đuổi hoặc tiêu diệt chúng. Có thể đặt bẫy, đặt bã xung quanh khu vực chất gỗ, tìm đường kiến để tiêu diệt tận nguồn…
               Một số loại nấm mốc, đặc biệt là mốc xanh và bệnh “rễ tre” thường phát sinh ngay từ giai đoạn ươm cho tới suốt giai đoạn nấm ra. Chúng cạnh tranh với mộc nhĩ, rất khó loại trừ chúng. Tốt nhất là nếu phát hiện có chúng thì ta tiến hành cách ly ngay, đưa khúc gỗ đó ra khỏi khu vực nuôi trồng để tránh lây lan. Làm vệ sinh để nấm bệnh không có điều kiện phát triển.
7. Những vấn đề xảy ra trong quá trình trồng mộc nhĩ.
a) Nấm chỉ xuất hiện xung quanh khu vực cấy giống:
               Nguyên nhân do:
               Sợi nấm chưa ăn sâu vào toàn bộ khúc gỗ, chỉ phát triển quanh miệng lỗ. Cần kiểm tra xem sợi nấm đã ăn vào thân gỗ chưa, gỗ có đảm bảo đủ độ ẩm không? Giống nấm tốt hay xấu?…
b) Năng suất thấp do:
               - Sợi nấm phát triển kém.
               - Các vi sinh vật phá hoại giống nấm trước khi giống phát triển.
               - Cần phải giữ vệ sinh thật sạch sẽ trong khi tra giống vào lỗ.
               - Các loại nấm dại phát triển, cạnh tranh dinh dưỡng của sợi nấm thật.
               - Các loại sâu bệnh xâm nhập vào thân gỗ từ nguồn nước tưới không đảm bảo sạch
c) Xuất hiện một số loại nấm mốc màu trắng. Sau đó chuyển sang màu vàng có mùi hôi thối. Do nhà nuôi trồng quá ẩm thấp, vệ sinh không tốt. Các loại vi sinh vật phát triển mạnh. Rửa nền nhà  bằng nước vôi đặc, không để nước đọng trong nhà quá lâu.
d) Xuất hiện các loại nấm lạ. Do các bào tử nấm dại xâm nhập vào lỗ khoan (khi cấy giống).
đ) Lớp vỏ gỗ bị bong ra dễ dàng. Do khi chặt gỗ và vận chuyển bị va chạm mạnh. Thời gian thu hái đã quá lâu, các khúc gỗ bị thối mục, Nếu cần, phải để cho gỗ nghỉ (ngừng tưới nước) một thời gian, sau đó chăm sóc lại bình thường mộc nhĩ sẽ lên tốt hơn.
e) Mộc nhĩ chỉ lên phía dưới, do tưới nước không đều.
g) Kiến, ve, mối phá hoại:
               Dùng thuốc phun để đuổi diệt chúng. Các loại thuốc thông dụng như heptachlore, malathion hoặc sevin… sau khi phun xong để gỗ nghỉ 10-15 ngày.


Trồng mộc nhĩ bằng mùn cưa
Mùn cưa là nguyên liệu tương đối nhiều ở các vùng nông thôn nước ta. Tuy nhiên, từ trước đến nay, người ta vẫn chủ yếu sử dụng mùn cưa để đun, rất lãng phí. Cách thức làm ăn kỳ này xin giới thiệu phương pháp trồng mộc nhĩ từ mùn cưa, giúp nông dân có thêm nguồn thu nhập từ loại nguyên liệu này.
Có nhiều loại mùn cưa khác nhau, tuy nhiên, không dùng mùn cưa mốc, mùn cưa của các loại có tinh dầu hoặc của các loại cây độc. Mùn cưa được thu về, cần phơi khô để tránh ẩm mốc và sử dụng lâu dài.
Khi bắt đầu ủ mùn, cần phun nước để nâng độ ẩm lên 65-70%. Trộn thêm đạm u-rê hoặc đạm sun-pát a-môn với tỷ lệ 0,5-1% và đường ca-rô với tỷ lệ 0,5 % so với trọng lượng khô của mùn cưa. Các chất này có nhiệm vụ xúc tác cho các hệ vi sinh vật hoạt động mạnh hơn. Ủ mùn cưa thành đống. Mỗi đống khoảng một tạ. Dưới đáy đống ủ nên lót một lớp vật liệu để dễ thoát nước như dát tre, nứa, cót... Nếu ủ ở ngoài trời, nên có ni-lông che mưa. Sau khi ủ 15-20 ngày, đảo đống ủ một lần. Thời gian ủ 30-45 ngày. Sau đó cho mùn cưa vào các bao tải hoặc cho ngay vào các túi ni-lông, chịu nhiệt, khoảng 1-1,5 kg mùn cưa/túi. Ðưa vào nồi hấp cách thủy để diệt các loại bào tử, vi sinh vật trong đó. Phương hướng đơn giản nhất là hấp trong thùng phuy. Thời gian hấp kéo dài 3-4 giờ kể từ lúc nhiệt độ trong lớp nguyên liệu lên tới 95- 100oC.
Cấy giống và ươm
Sau khi đã hấp, lấy mùn cưa ra, để nguội rồi san ra các túi ny-lon. Mỗi túi 1 - 1,5 kg và bắt đầu cấy giống.
Dùng que sắt khều giống từ túi ni-lông ra ngoài, trải đều trên bề mặt các túi mùn cưa. Tỷ lệ giống cấy là 00 kg mùn cưa cần bốn kg giống mộc nhĩ, dùng dây buộc miệng túi lại để ươm. Có thể làm 4 - 5 tầng ươm trên một dàn và mỗi tầng cách nhau 60 cm. Kiểu dàn giống như dàn giữ khoai tây. Nhiệt độ thích hợp là 25 - 32oC. Thời gian ươm 20-25 ngày. Ta sẽ thấy các sợi nấm mầu trắng lan dần từ trên xuống. Khi nào các sợi trắng lan gần kín đáy thì kích thích cho mộc nhĩ mọc ra. Dùng dao sắc rạch bốn, năm đường chung quanh túi ni-lông. Mỗi đường rạch dài 4-6 cm. Chỉ sau khoảng một tuần là mộc nhĩ sẽ mọc tại các điểm rạch đó.
Chăm sóc và thu hái
Khi mộc nhĩ bắt đầu mọc, phải tưới nước mỗi ngày hai, ba lần (không mở miệng túi để tưới nước vào trong vì sẽ làm túi sũng nước). Cách tưới tốt nhất là dùng bình bơm và phun sương lên mặt túi. Hạt nước nhỏ, đều sẽ tạo ẩm cho cả khu vực và ngấm dần qua vết rạch để vào túi. Lượng nước tưới nhiều hay ít phụ thuộc vào thời tiết. Sau vài ngày, mộc nhĩ đã đạt được kích thước tối ưu thì thu hoạch. Hái cả cụm mộc nhĩ và tách ra riêng biệt. Tránh làm dập nát cánh mộc nhĩ. Ðem rửa sạch và phơi khô.
Có một kinh nghiệm dân gian là muốn cánh mộc nhĩ có mầu nâu hồng thì sau khi rửa sạch, ngâm chúng vào chậu nước với một ít mảnh vỏ quýt, vỏ cam. Ngâm một đêm. Hôm sau vớt ra, phơi khô.
Giai đoạn thu hoạch kéo dài 25 - 30 ngày. Mỗi tuần thu hái một lần.
Một số loại bệnh và cách phòng trừ
Trong quá trình trồng mộc nhĩ trên mùn cưa thường xuất hiện một số bệnh như mốc xanh, mốc vàng hoa cau, mốc đen. Các loại mốc này phát triển đồng thời cùng với sợi nấm. Chúng có thể làm chết hoàn toàn sợi nấm.
Nấm mực thường xuất hiện trong túi ni-lông và cạnh tranh chất dinh dưỡng của nấm mộc nhĩ. Nguyên nhân do chọn lựa và xử lý nhiệt cho nguyên liệu chưa tốt. Ngoài ra, độ ẩm trong túi quá cao cũng dễ bị bệnh.
Ðể phòng, chống các loại bệnh trên cần phải hết sức coi trọng khâu xử lý nguyên liệu, bảo đảm đủ nhiệt độ và đủ thời gian hấp. Nhà xưởng phải được vệ sinh thường xuyên và giữ cho thoáng mát.



Trồng mộc nhĩ quá dễ, không lo ế


Mộc nhĩ là một loại nấm. Trong tự nhiên, ta thường bắt gặp mộc nhĩ trên thân cây gỗ gẫy đổ trong rừng. Gọi loại nấm này là mộc nhĩ vì “mộc” là gỗ, còn “nhĩ” là tai. Mộc nhĩ là “tai gỗ”. Ở phía Nam, bà con gọi là nấm tai mèo vì nó cũng giống với tai của chú mèo.
Mộc nhĩ vừa là loại thực phẩm quý, vừa là một dược liệu có thể chữa được nhiều bệnh như bướu cổ, xấu máu, nóng trong, tóc bạc sớm... Trong bài thuốc chữa cho bệnh nhân bị hẹp mạch vành của Trung Quốc có thành phần là mộc nhĩ. Cá nhân tôi đã kiểm nghiệm mấy năm nay và kết quả rất tốt.
Nông dân xã Xá Nhè, Tủa Chùa, Điện Biên đang cấy giống mộc nhĩ.
Trồng mộc nhĩ lại quá dễ, đó là một công việc đơn giản. Ai cũng có thể tham gia trồng mộc nhĩ. Ngay người già hoặc trẻ em đều có thể thực hiện mọi khâu của quá trình này. Quy mô trồng mộc nhĩ hoàn toàn theo điều kiện và kế hoạch của từng gia đình. Ta có thể sản xuất theo kiểu “tự túc, tự cấp” hoặc sản xuất hàng hóa. Nhiều nơi còn lập thành các xưởng lớn ngay tại làng để huy động gỗ và mùn cưa về sản xuất mộc nhĩ.
Mộc nhĩ lại là mặt hàng không lo ế. Ta bảo quản ở dạng khô nên có thể giữ lâu cũng được. Hiện nay, khi mức sống nhân dân lên cao, yêu cầu tiêu thụ mộc nhĩ trong nước cũng tăng mạnh. Mặt khác, mộc nhĩ xuất khẩu cũng rất tốt. Nhiều nơi thu mua còn thiếu hàng...
Để trồng mộc nhĩ, ta phải có nguyên liệu. Hiện nay có 2 nguồn là: Cây gỗ và mùn cưa. Gỗ để trồng mộc nhĩ phải chọn các loại cây gỗ mềm, thường có nhựa mủ, không độc và là cây tươi. Nên chọn những cây có đường kính từ 10-20cm và cắt thành từng đoạn độ 1-1,2m. Để chúng trong chỗ mát 1 tuần cho nhựa ra bớt. Sau đó, mang nó ra để đục lỗ.
Dùng các búa chuyên dụng để đục. Sau đó, ta cấy giống vào, tức là nhét giống vào độ 2/3 các lỗ đó. Ta lại lấy các phoi gỗ khi đục đã bật ra để làm nút. Đặt phoi gỗ vào lỗ và dùng búa thường tán nó xuống chặt tới ngang mặt gỗ. Lấy vôi tôi hoặc xi măng loãng xoa trên lỗ để bịt kín, không cho nước thấm vào giống. Đưa các cây gỗ vào chỗ mát. Ta có thể xếp chồng lên nhau như kiểu cũi lợn.
Khoảng 25-30 ngày là mộc nhĩ bắt đầu mọc ra. Nó là những đốm trắng li ti quanh các lỗ cấy giống. Lúc này, ta dựng cây gỗ lên và bắt đầu phun ẩm. Giữ ẩm liên tục bằng cách phun mù. Tránh để cây gỗ bị sũng nước. Nấm sẽ mọc ra chi chít. Khoảng 10 ngày sau, nó sẽ mọc kín mặt cây gỗ. Cứ cái nấm mộc nhĩ nào to bằng bàn tay thì ta hái. Cái nhỏ để lại cho nó lớn tiếp.
Mộc nhĩ sẽ nối nhau mọc ra, hết ngày này qua ngày khác. Ta thu liền trong 2-3 tháng. Tới khi nào khúc gỗ nặng ấy nhẹ tênh như bấc thì có nghĩa là xen - lu - lô của cây gỗ đã biến hết thành mộc nhĩ. Như vậy là hoàn thành. Mỗi nhà làm độ 10 khúc thì đủ mộc nhĩ ăn vài năm!
Ta cũng có thể trồng mộc nhĩ bằng mùn cưa. Nhưng mùn cưa phải được xử lý bằng lò hơi để hấp. Cách làm này nên dành cho các gia đình định làm ăn lớn. Chúng tôi đã hướng dẫn chi tiết phần kỹ thuật trong cuốn “Nghề trồng nấm mùa hè” (trong bộ sách “100 nghề cho nông dân”.






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét